Tầm quan trọng của nguyên liệu trà búp

23 lượt đã xem

        Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Do vậy, chất lượng của nguyên liệu trà búp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của trà sản phẩm. Nguyên liệu trà búp đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng đầu tiên tạo nên được một vị trà ngon.

A. MÙA THU BÚP

Chất lượng của trà sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của trà búp, tức là trà nguyên liệu và chất lượng của nguyên liệu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Các yếu tố này, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, có thể xếp thành 3 nhóm sau: Nhóm các yếu tố sinh học, nhóm các yếu tố về khí hậu và thổ nhưỡng và nhóm yếu tố về các biện pháp canh tác.

Với các nương trà đang khai thác thì nhóm yếu  tố thứ 3 giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng của trà búp.

Đề cập đến nhóm yếu tố này có nghĩa là nhấn mạnh toàn bộ các biện pháp chăm sóc, thu hái cùng việc bảo quản búp trà đã thu hái để chuyển đến tay nhà chế biến trà có chất lượng cao.

Trong 1 năm, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và các biện pháp canh tác, cây trà có thể nảy búp sớm hoặc muộn, nhiều hoặc ít và với số lượng cao hoặc thấp. Theo ý kiến của Viện sĩ Batadze…, trong điều kiện Á nhiệt đới, vào mùa đông khi có điều kiện môi trường không thích hợp cho các hoạt động sống, cây trà ở vào trạng thái “ tĩnh”. Ở thời kỳ này, cây trà hầu như không nảy búp. Đến cuối xuân vào tháng 3, khi các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm trở lại thích hợp, cây trà từ trạng thái “tĩnh” chuyển sang thời kỳ “ động”, cây trà bắt đầu nảy búp, lượng búp ở mỗi cây chưa được nhiều. Mùa thu búp ở vùng lãnh thổ này thực tế bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 5.

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ gió mùa Đông Bắc và Đông Nam nên cũng có những nét đặc biệt trong quá trình tổ chức thu hái và sản xuất trà so với các nước nhiệt đới khác.

Vùng nguyên liệu phía Bắc nước ta do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp bất thường nên cây trà trong thời gian này kém phát triển và khả năng nảy búp rất thấp. Thực tế tại đây, trong thời gian này nguyên liệu dùng cho các xưởng chế biến là phần ngọn trà tận thu cuối vụ hoặc do chặt đốn để cải thiện khả năng nảy búp và thu hái dễ dàng cho các mùa sau. Mùa thu hoạch búp ở vùng trà này thực tế bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 3 và rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8.

Vùng nguyên liệu ỏe phía nam nước ta kéo dài từ Gia Lai, Kon Tum xuống Lâm Đồng, được ưu đãi hơn về khí hậu và thổ nhưỡng cho nên cây trà cũng có điều kiện nảy búp quanh năm. Tuy nhiên về mùa khô, nóng, lượng búp có ít hơn mùa mưa, nhưng cũng đủ cho các cơ sở chế biến có nguyên liệu hoạt động.

B. TỔ CHỨC THU HÁI VÀ PHƯƠNG TIỆN THU HÁI

Thực tế cho thấy rằng tổ chức thu hái đúng kỳ đúng đối tượng là yêu tố quan trọng đảm báo chất lượng của trà nguyên liệu và do vậy giúp nhà chế biến dễ dàng tạo ra các loại trà sản phẩm có chất lượng cao.

Búp trà một tôm hai lá

Nếu thu hái không đúng thời kỳ búp trà sẽ phát triển và già đi. Nếu hái không đúng cách làm mất lá cả thì khả năng nảy búp tiếp theo của cây trà cũng giảm và sản lượng của búp trên nương trà cũng theo chiều hướng này. Bởi vậy, công tác điều hành của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này phải gắn liền với nương đồi thường xuyên.

Cho đến nay, thực tế ở các nước trồng trà có thể áp dụng một trong những công thức thu hái sau đây:

– Thu hái liên tục: Khi trên cây trà xuất hiện các nhánh non gồm có đọt và 4 đến 5 lá non thì tiến hành hái phần trên của nhánh này, tức là hái phần đọt với 2,3 lá non và chừa lại lá cả với 2,3 lá đã phát triển. Từ lá cả này, cây trà sẽ nảy nhánh tiếp và cứ như vậy, nhà trồng trọt điều phối quá trình hái cho đến khi nhận thấy khả năng nảy búp của cây giảm hẳn, và quá trình thu hái không mang lại hậu quả kinh tế cao thì xem như mùa thu hái kết thúc.

Với cách thu hái này khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chủ yếu là các búp trà 1 đọt 2,3 lá non.

– Phương pháp tận thu: theo phương pháp này thì trong suốt mùa thu búp, người ta tổ chức thu hái hết các búp 1 tôm 2,3 lá non và chừa lại phần xương lá cả.

– Phương pháp thu hái điều hòa: với 1 vài cây trà hoặc 1 vài nương trà, do gặp các điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi cho nên không phát triển bằng cây hoặc nương trà khác. Người ta tiến hành hái búp ở một chừng mực nào đó có cân nhắc, lựa chọn nhằm làm thế nào để cho cây trà phát triển vào mùa sau cho khả năng nẩy búp cao hơn.

Khối nguyên liêu, tức búp trà, tùy thuộc vào biện pháp thu hái được áp dụng và có chất lượng khác nhau. Nếu lấy chất lượng của búp trà được thu hái theo phương pháp thông thường làm đơn vị, thì chất lượng của búp trà được thu hái theo phương pháp tận thu trội hơn và theo phương phép điều hòa thì kém thua hơn. Điều này thấy rõ trong bảng dưới đây:

Bảng so sánh khối lượng và chất lượng của búp trà

Khối lượng và chất lượng của búp trà được thu hái theo các phương pháp khác nhau.

Như vậy với phương pháp tận thu, búp trà được thi hái non hơn nên trọng lượng của cả búp phát triển lẫn búp mù đều thua kém 2 phương pháp kia. Cũng do được thu hái sớm nên chất lượng của búp đánh giá bằng phương pháp hóa học và cảm quan cũng vượt hơn phương pháp thu hái liên tục và thu hái điều hòa.

C. CÁC PHƯƠNG TIỆN THU HÁI

Để thu hái búp trà, hiện nay ở các nước có trồng và sản xuất trà đã áp dụng hai phương tiện sau đây:

Với các nước có vùng trà bằng phẳng và khan hiếm lao động đã dùng các máy hái trà chuyên dùng chạy bằng bánh hơn và cầm tay. Các máy này có khả năng hoạt động ở các nương trà có độ dốc không lớn hơn 10 độ. Với các máy hái nhỏ, nhẹ và cầm tay thì không hạn chế về độ dốc, nhưng có năng suốt nhỏ hơn các máy chạy bằng bánh hơi. Áp dụng phương tiện thu hái này đã giải phóng một lực lượng lao động rất lớn và quan trọng là các nhà trồng trọt chủ động được kế hoạch thu hái khi mùa trà rộ.

Điều này đã cho phép đảm bảo được chất lượng của búp trà cùng sản lượng của hương trà, trong các đợt thu hái tiếp theo.

Tuy nhiên, do khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, để san lấp nương đồi, mua sắm máy móc và đặc biệt là do các vùng trồng trà thường nằm vào khu vực đồi núi, nên cho đến nay số máy còn rất bị hạn chế và thực tế các nước vẫn áp dụng biện pháp thủ công từ xưa đến nay, tức là dùng công nhân trực tiếp thu hái búp trà.

D. TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN TRÀ BÚP

a.Các trạm trung gian

Trà búp là một nguyên liệu thực vât dễ hư hỏng, cho nên sau khi thu hái cần được bảo quản và vận chuyển về xưởng chế biến.

Mặc dù khi xây dựng các xưởng chế biến, các nhà công nghệ đã cố gắng đặt các xưởng này rất gần khu nguyên liệu.

Tuy nhiên, do năng suất của xưởng không thể giảm thiểu để phù hợp với sản lượng của vùng nguyên liệu do những ràng buộc về hiệu quả kinh tế, cho nên thực tế vùng nguyên liệu vẫn nằm xa các xưởng chế biến và bao giờ cũng có một lượng trà năm chờ chế biến.

Thực tế này bắt buộc phải xây dựng một hệ thống trạm thu mua và bảo quản rải rác khắp vùng nguyên liệu, có nhiệm vụ trung gian nối các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, do khó khăn về phương tiện vận chuyển, việc thành lập hệ thống thu gom và tồn trữ trung gian như vậy lại càng được quan tâm đúng mức. Nhiệm vụ của các trạm này bao gồm các khâu sau:

+ Thu gom tất cả nguyên liệu được thu hái trong khu vực chịu trách nhiệm.

+ Phân loại sơ bộ và tiến hành bảo quản theo các loại nguyên liệu khác nhau.

+ Thông báo về xưởng chế biến số lượng và chất lượng của nguyên liệu mà trạm hiện có.

Tùy thuộc vào công suất của nhà máy mà tính toán số lượng trạm cùng diện tích xây cất và bố trí công nhân công tác tại các trạm này. Thực tế cho thấy trạm phải có khả năng bảo quản được một nửa lượng búp trà thu hái được trong một ngày vào những thời kỳ trà rộ nhất.

Nếu trạm có thể chứa từ 100 đến 300 tấn trà trong một mùa sản xuất thì nên xây cất bằng vật liệu tốt. Nền bằng xi măng, tường gạc và mái ngói. Nếu trạm nhỏ hơn thì có thể xây bằng gỗ nhưng nền phải bằng xi măng.

b. Vận chuyển trà từ trạm trung gian về xưởng chế biến

Tổ chức tốt khâu vận chuyển trà búp từ nơi thu hái về các trạm trung gian và từ các trạm này về xưởng chế biến, quyết định chất lượng của trà sản phẩm.

Để làm được khâu này, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng địa phương, từng cơ sở mà lựa chọn các phương tiện vận chuyển cho thích hợp.

Ở các nước phát triển hiện đang áp dụng cách vận chuyển bằng xe vận tải có thùng chứa hoặc không có thùng chứa trà và vận chuyển bằng va-gông chuyên dùng trên các băng chuyền chuyển động nhờ dây cáp.

Theo phương pháp thứ nhất, trà búp được rải vào các thùng chứa gỗ nhẹ, chắc, có kích thước tùy thuộc vào kích thước xe vận chuyển. Theo kinh nghiệm thì kích thước này phải đủ để xếp 3 thùng hàng ngang, 4 thùng hàng dọc và 3 thùng theo chiều cao. Lượng trà chứa trong mỗi thùng từ 25 – 28kg cho các thùng có kích thước 60 X 60 X 40 cm. Để làm mát khối trà trong thùng, thành của thùng có đục lỗ để thông khí.

Phương pháp vận chuyển trên đây cho phép giới hạn được khối trà búp trong khoảng 30kg, tránh được hiện tượng tự bốc nóng của khối trà trong thùng. Cho phép trong một chuyến xe có thể vận chuyển nhiều loại trà khác nhau. Tuy nhiên thực tế phương pháp này cần nhiều sức người để chất trà vào thùng, chất thùng lên xe và bốc dở trà tại nhà máy. Điều này khiến quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian. Nếu không đảm bảo kỹ thuật bốc xếp và vận chuyển, rất dễ làm hư nguyên liệu. Để khắc phục các nhược điểm này, nhiều nơi đã áp dụng phương pháp vận chuyển không cần các thùng chứa. Trà được rải thẳng lên khoang thùng của xe vận chuyển theo từng chủng loại với số lượng tùy thuộc và kích thước xe.

Với cách vận chuyển này đã cho phép cơ giới hóa các quá trình bốc dở nguyên liệu, cải thiện được điều kiện lao động và do vậy tránh được các hư hỏng trà búp do dập nát.

Một phương pháp vận chuyển khác đang được nhiều nơi áp dụng là dùng các thùng chứa nguyên liệu được thiết kế đặc biệt, cho phép giảm nhẹ cường độ lao động hơn các phương pháp vận chuyển bằng các xe tải không có thùng chứa nhỏ.

Các va-gông theo kiểu này được thiết kế gồm có 4 hộc. Phần đáy có thể đóng mở bằng các chi tiết cơ học. Trong mỗi học có thể chứa 100kg trà búp. Các va-gông này được các tời kéo di chuyển trên cao không cần các đường cho xe tải đi lại. Phương pháp này đã giảm được 6 lần sức lao động so với 2 phương pháp trên, và đường vận chuyển có thể vượt qua các địa hình phức tạp mà xe vận tải không đi tới được. Tuy vậy, phương pháp này cũng bị giới hạn về khoảng cách vận chuyển do tời kéo không thể kéo dài như các đường giao thông dưới đất.

Đối với nước ta hiện nay, các cơ sở sản xuất mới áp dụng phương pháp vận chuyển đầu tiên, tức là dùng xe tải có thùng chứa để vận chuyển trà nguyên liệu. Ở một số địa phương còn áp dụng các hình thức vận chuyển thô sơ như xe trâu, bò và ngựa thồ. Do khó khăn về phương tiện vận chuyển, nên người vận chuyển đã cố đưa khối lượng nguyên liệu được vận chuyển trong một chuyến lên bằng cách dồn, nén trà bóp vào các bao tải rất chặt. Điều này chẳng những làm dập nát búp trà mà còn làm cho nhiệt độ ở giữa bao lên cao khiến khối trà bị ôi ngốt rất mau lẹ. Để khắc phục tình trạng này, trong khi nghiên cứu thiết kế và chế tạo các phương tiện vận chuyển tốt hơn, chúng ta nên quy định nghiêm ngặt các hình thức vận chuyển thô sơ, đặc biệt là quy định khối lượng trà cho từng kiểu bao bì tương ứng khi vận chuyển. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng nguyên liệu, giúp cho quá trình chế biến tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

E. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU

Khối trà búp vừa thu hái là một hỗn hợp gồm các búp phát triển một, hai lá non, các búp không phát triển một, hai lá non thậm chí có mặt cả các búp của hai loại trên với độ phát triển gốm 3, 5 lá non. Sự không đồng nhất về độ non, già của các lá trà dẫn đến sự khác nhau về cấu trúc tế bào cùng thành phần hóa học của lá, và hiển nhiên gây khó khăn cho cho công tác bảo quản và chế biến trà.

Để đồng nhất hóa chất lượng của nguyên liệu, hiện nay đã có nhiều phương pháp để phân loại chúng.

Đã xuất hiện trên thị trường thế giới các loại máy phân loại trà búp theo trọng lượng của chúng với các nhãn hiệu C4 – 650A, OC4 – 1000 do các nhà khoa học Liên xô thiết kế và chế tạo. Các máy phân loại này thích hợp cho các nước hay các nơi sản xuất đã áp dụng phương pháp thu hái bằng máy.

Đối với các nước chưa có khả năng giải phóng sức lao động của công nhân bằng việc trang bị máy thu hái hoặc để đơn giản, người ta tiến hành phân loại búp trà theo chỉ tiêu chất lượng sau đây:

– Trong nhóm nguyên liệu, nếu chứa nhiều các búp già thì chất lượng nhóm ấy sẽ kém.

– Nhóm nguyên liệu càng chứa nhiều các búp non, tức là búp 1, 2, lá non thì chất lượng nguyên liệu càng cao.

– Khối lượng trung bình của các búp càng nhỏ thì chất lượng của nhóm nguyên liệu càng cao.

Dựa trên các chỉ tiêu này, bằng thực nghiệm, các nhà công nghệ đã đưa ra công thức tổng quát để đánh giá chất lượng của nguyên liệu. Công thức có dạng như sau:

Công thức đánh giá chất lượng trà búp

Trong đó: X là chất lượng của nguyên liệu.

ai (i == 1 — 4): Khối lượng của các búp phát triền 1,2, 3, 4 lá có trong 100gram nguyên liệu, tính bằng gram.

ai (i = 5 — 8): Khối lượng của các búp không phát triển (búp mù) 1, 2, 3, 4 lá non có trong 100gram nguyên liệu, tính bằng gram.

a9 : Khối lượng của các lá rời có trong 100gram nguyên liệu, tính bằng gram.

ki (i = 1 — 4): Hệ số chất lượng của búp trà, phụ thuộc vào độ phát triển của búp, hệ số này lần lượt lấy các giá trị sau:

– 10 cho búp 1 lá non

– 7,5 cho búp 2 lá non

– 5,0 cho búp 3 lá non

– 2,5 cho búp 4 lá non

bi (i = 1 — 4): Khối lượng trung bình của các búp phát triển 1, 2, 3,4 lá non có trong 100gram nguyên liệu, tính bằng gram.

i =(5 — 8): Khối lượng trung bình của các búp không phát triển có trong 100gr nguyên liệu, tính bằng gram.

i = 9: Khối lượng trung bình của các lá rời, tính bằng gram.

K: Hệ số chất lượng và phụ thuộc vào sự có mặt của các búp già, lá già có trong 100gr nguyên liệu.

– Nếu nguyên liệu chứa 1% búp già thì K = 0,99.

– Nếu nguyên liệu chứa 2% búp già thì K = 0,98.

– Nếu nguyên liệu chứa 99% búp già thì K = 0,01.

Bằng cách đánh giá nguyên liệu dựa vào công thức này và đánh giá bằng thử nếm sản phẩm sản xuất ra từ nguyên liệu ấy, trong các điều kiện thí nghiệm và sản xuất đều cho kết quả tương đồng.

Ngoài phương pháp phân tích cơ học, nhiều tảc giả đã đề nghị các phương pháp hoá học và hóa lý để đánh giá chất lượng của nguyên liệu.

Phương pháp hoá lý của M. Losuasvily dựa trên việc do mật độ quang cùa dịch trích ly nguyên liệu ở 2 bước sóng 27511nm và 460nm.

Phương pháp hoá lý của M. Losuasvily

X : Chất lượng của nguyên liệu.

E: Là mật độ quang của dịch trích ly nguyên liệu. Cơ sở của phương pháp này là ở bước sóng 275nm, các hợp chất vòng như tanin, cafein có độ hấp phụ cực đại mà nhóm chất này cỏ ảnh hưởng tốt đến chất lượng của trà thành phẩm.

Còn ở bước sóng 460nm, các sắc tố tự nhiên của lá trà có độ hấp phụ cực đại mà nhóm này có ảnh hưởng xấu đến trà thành phẩm.

Còn tương tự với phương pháp của Kosuasvily, A. Shocholova đề nghị dùng giá trị của mối quan hệ giữa hàm lượng tanin đối với hàm lượng protein và xelluloze làm thước đo chất lượng của nguyên liệu.

phương pháp của Kosuasvily

Đánh giá chất lượng của nguyên liệu hoặc sản phẩm theo nhóm chất là một quan điểm tiến bộ vì nó khổng xét ảnh hưởng cá thể của một thành phần hóa học nào đó đến chất lượng mà xét ảnh hưởng liên hiệp của nhiều thành phần đến chỉ tiêu này.

Các cơ sở sản xuất trà ở nước ta đến nay chưa có nơi nào áp dụng phương pháp phân loại như đã nêu: Phương pháp đơn giản được một vài cơ sở ứng dụng là phương pháp phân loại nguyên liệu theo phần trăm lá già (bánh tẻ) do nhà máy trà Phú Thọ đề xuất năm 1957.

Theo phương pháp này, trà búp đã thu hái được phân ra các loại A, B, C, Đ phụ thuộc vào khối lượng lá già và bánh tẻ.

Trà loại A cho phép chứa không quá 10% lá già và bánh tẻ.

Trà loại B cho phép chứa không quá 15% lá già và bánh tẻ.

Trà loại C cho phép chứa không quá 20% là già và bánh tẻ.

Trà loại D cho phép chửa không quá 25% lá già và bánh tẻ.

Hiện nay do công tác quản lý chất lượng chưa được chú ý nên nhiều cơ sờ sản xuất của ta bỏ qua khâu này.

Bảo quản nguyên liệu: Trà búp sau khi đã phán loại, tùy thuộc vào điều kiện trang thiết bị của mỗi cơ sở mà có thể bảo quản theo nhiều cách khác nhau, với mục đích là giảm thiểu sự hao hụt chất khô, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chế biến.

Có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp, hoặc ở nhiệt độ thường.

Theo phương pháp bảo quản ờ nhiệt độ thấp, trà búp được rải đều trên các băng chuyền  trong các phòng  t° khoảng l°c. Ở nhiệt độ này cỏ thể giữ trà đến 12 ngày mà chất lượng vẫn bảo đảm. Tuy nhiên do tốn kém về vốn đầu tư ban đầu, năng lượng và hậu quả là giá thành sản phẩm lên cao, nên phương pháp này cũng chỉ dừng lại ở điều kiện phòng thí nghiệm hoặc bán sản phầm.

Bảo quản ở nhiệt độ thường mặc dù thời gian bảo quản có ngắn hơn và nếu không tuân thủ đúng mức các qui định thì chất lượng trà búp sẽ giảm rõ rệt, nhưng do đơn giàn về thao tác cùng trang thiết bị kèm theo, cho nên rất thông dụng đổi với nhiều cơ sở sản xụất hiện nay.

Theo phương pháp này, trà búp được rải đều trên nền xi-măng, trên cảc tầng bằng gỗ, líp bằng tre nứa với khối lượng khoảng 20 kg trên 1 mét vuông theo từng loại riêng biệt.

Nếu bảo quản trên nền nhà thì nên rãi trà thành lô có chừa lối đi lại. Sau 30 — 50 phút dùng tay hoặc các dụng cụ chuyên dùng đảo trà một lần để thoát nhiệt và thoát ẩm cho khối trà đang bảo quản.

Sai phạm thường gặp ở các cơ sở bảo quản theo phương pháp này là khối lượng trà trên 1 mét vuông thường lớn hơn mức qui định và ít hoặc thậm chí không tiến hành đảo trộn khối trà đang bảo quản.

Nguồn – Tác giả:
Cơ sở sinh hóa và kỹ thuật chế biến trà – Tống Văn Hằng.