/World Tea News/
Trà tía có thành phần chất sắc anthocyanin trong lá chè, vốn là một chất chống ôxy hóa rất mạnh, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trà tía cũng có thể mang lại lợi nhuận cho nhà bán lẻ đang tìm kiếm sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng có ý thức cao về sức khỏe. Người uống trà đang đánh giá cao hương vị của chè tía so với chè xanh hương cỏ cây. Các nhà bán buôn tại Mỹ và Canada đã nhập khẩu khoảng 10 tấn chè tía của Kenya trong năm 2017, đưa thị trường Bắc Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của sản phẩm này.
International Tea Importers (ITI) tại California là nhà nhập khẩu chè tía lớn nhất thế giới. “Chúng tôi đang ở một ranh giới mới, rất đáng chào đón trong ngành chè”, theo giám đốc điều hành hoạt động ITI Bhavin Shah. “Đây là đổi mới thực sự đầu tiên tại vườn chè Camellia Sinensis sau hàng ngàn năm. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Kenya, chúng tôi tin rằng họ đã phát triển toàn diện một phân khúc sản phẩm trà mới hoàn toàn. Trà tía (purple tea) không giống bất cứ loại trà nào khác ở tất cả các khía cạnh, từ cấu trúc lá, hình thức cho đến quá trình chế biến để tạo nên lợi ích sức khỏe và hương vị đặc sắc”.
Ông Shah cho biết ITI gần đây đã khảo sát các nhà bán lẻ trên toàn Bắc Mỹ. Phản hồi của các nhà bán lẻ tạo cơ sở niềm tin cho ông rằng “thị trường cho loại chè mới, đặc biệt này đã điểm, nhờ các dặc tính chống ôzy hóa rất mạnh và hàm lượng caffeine thấp hơn, cùng với chất lượng và hương vị trà mà bạn chỉ có thể kỳ vọng ở một dòng trà đặc sản cao cấp”.
Trà tía được phát hiện đầu tiên tại Assam, Ấn Độ và Vân Nam, Trung Quốc, và được trồng thử nghiệm tại Sri Lanka và Nhật Bản (nơi loại trà này có tên là sunrougue). Các nhà nghiên cứu tại Quỹ nghiên cứu chè của Kenya (TRFK) đã dành 25 năm để phát triển các giống trà tía có khả năng chống chịu tốt với hạn hán, dịch bệnh và sương giá.
Từ năm 2011, Kenya đã dẫn đầu thế giới về sản xuất trà tía. Năng suất của dòng trà TRFK 306/1 là 1,5 – 3kg/cây/năm, cao hơn phần lớn các giống khác. Giá loại chè này được chào bán tại phiên đấu giá Mombasa có thể lên đến 30 USD/kg, so với giá trung bình 2,85 USD/kg của chè đen thương phẩm. Giá các sản phẩm trà phối trộn bán buôn dao động từ 19 – 30 USD/pound.
Hiện có khoảng 600.000 nông dân quy mô nhỏ sản xuất loại chè tại Kenya nhưng chỉ có một vài trăm nông dân trồng chè tía. Hoạt động tái canh bằng cắt cành là cách phổ biến do các hạt giống cho thấy mức biến đổi gene mạnh. Các cây chè tía mất từ 3 – 6 năm để trưởng thành. Chè được trồng trên núi cao có hương vị tốt nhất khi hơi héo, sử dụng các phương pháp chế biến như trà xanh.
Phần lớn loại trà này vẫn đang được chế biến như trà đen đê tìm kiếm thị trường. Cơ quan Phát triển chè Kenya (KTDA) đã chỉ định 4 nhà máy chuyên sản xuất chế biến loại trà này để tăng cường chất lượng và lợi ích cho sức khỏe, nhưng nguồn cung đầu vào thấp nên chỉ nhà máy tại Kangaita sản xuất được lượng tương đối lớn. Ít nhất 2 nhà máy tư nhân khác cũng đang chế biến loại trà này: Tumoi Tea và Njeru Industries. Kenya sản xuất được 25.647 kg trà tía trong năm 2016, theo Hội đồng Chè Kenya cho biết.
Có tốt như trà xanh?
Trên toàn cầu, sản xuất trà xanh đang tăng lên. Trà xanh hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng chè toàn cầu, so với chưa đến 25% mới chỉ 1 thập kỷ trước, theo Báo cáo ngành hàng chè của Economist Intelligence Unit cho thấy.
Nguyên nhân cho sự tăng trưởng này là tiêu dùng nội địa tại các nước sản xuất chè lớn và tại phương Tây, nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học đều đưa ra bằng chứng về lợi ích sức khỏe của uống 3 cốc trà hàng ngày. Tất cả chè từ nhà máy Camellia Sinensis, bất kể là chè đen, chè xanh, chè vàng, chè ô long và bạch trà, đều có hàm lượng tự nhiên từ 100 – 300 mg các chất chống ôxy hóa trên mỗi tách.
Một số chất chống ôxy hóa, bao gồm anthocyanin maldivi tìm thấy trong trà tía, là thành tốt rất quan trọng tạo nên màu sắc của trà. Anthocyanin là một loại chất chống ôxy hóa mang lại màu tím cho quả việt quất, bắp cải tím, nho đỏ, hoa dâm bụt (hibiscus) và quả sake. Màu sắc này bảo vệ lá chè khỏi tia UV-B và điều hòa nhiệt độ lá chè trong các đợt lạnh. Các kiểm tra cho thấy anthocyanins dễ hấp thụ và mang lại lơi ích chống ôxy hóa gấp đôi so với vitamin C.
Các loại trà xanh được cho là chứa nhiều catechin, một chất giúp duy trì chức năng tim khỏe mạnh, bình thường. Trà tía chứa catechins với hàm lượng tương đương trà xanh. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng trà tía có hàm lượng catechin (C+) và epicatechin gallate (ECG) cao hơn, nhưng có hàm lượng thấp hơn các chất epicatechin (EC), epigallocatechin gallate (EGCG) và epigallocatechin (EGC).
Catechins là chất chống ôxy hóa hệ thần kinh và thẩm thấu được trong não bộ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các kết quả đáng khích lệ, Cộng đồng Ung thư Mỹ vẫn chưa xác nhận chất này có khả năng ngăn ngừa ôxy hóa hoặc điều trị ung thư.
Tương lai của trà tía
ITI có nguồn trà tía tại vùng đồi Nandi, Kenya tại trang trại chè Tumoi. “Mùa hè năm ngoái, nhóm công tác của ITI đã đến Kenya vào đúng thời điểm thu hoạch đợt chè thương phẩm đầu tiên”, ông Bhavin Shah cho biết. “Nhóm công tác đã dành nhiều thời gian để di chuyển từ tây sang đông của thung lũng Rift, thăm các vườn và nhà máy chế biến trà tía thực sự đã sẵn sàng thâm nhập thị trường”.
“Các cây chè cần 3 – 5 mùa trổ lá kể từ khi trồng từ hạt trước khi đủ phát triển để thu hoạch chè thương phẩm và chế biến”, ông Shah giải thích. Phần lớn các vườn trà tía ở đây đều được trồng mới. “Điều quan trọng là các nhà nhập khẩu chỉ chấp nhận chè được thu hoạch khi đủ phát triển. Tumoi Teas là vườn chè cực kỳ cẩn trọng, chỉ thu hoạch trà tía đúng thời điểm, qua đó đảm bảo tất cả các đặc tính chống ôxy hóa của trà tía, trong khi vẫn duy trì được hương vị và chất lượng trà”.
Hiện chưa có vườn chè tía nào tại Kenya được chứng nhận hữu cơ. Tumoi đang trong quá trình chứng nhận, dự kiến hoàn thành vào năm 2020, nhưng số ít những người trồng nhỏ lẻ vẫn phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ hoặc thuốc diệt côn trùng, trong khi quá trình sản xuất hữu cơ bắt buộc không loại hóa chất nào được phun lên lá.
Kenya là nước xuất khẩu chè lớn thứ 3 thế giới và là nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, với doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng. Năng suất tại Kenya cao bất thường nhờ điều kiện mưa. Năng suất chè của Kenya đạt trung bình 2.105kg chè chế biến/ha, so với năng suất trung bình 785 kg/ha tại Trung Quốc.